Vải voan là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải voan trong đời sống

Vải voan là chất liệu phổ biến trên thị trường với nhiều ưu điểm vượt trội, kiểu dáng, màu sắc phong phú. Có nhiều người cho rằng tên gọi khác của voan là chiffon. Vậy sự thật là gì? Hãy cùng Đệm xanh tìm hiểu ở bài viết dưới đây.  

Nguồn gốc của vải voan

Vải voan hay còn gọi là “voile” theo tiếng Pháp. Thực chất, voan là loại sợi nhân tạo khá mỏng, nhẹ và trơn. Bề mặt vải voan xuyên thấu nên ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua tạo nên cảm giác tinh khiết, bay bổng cho người sử dụng. Vì vậy, đây được coi là “bản thánh ca” của cô dâu trong ngày trọng đại của mình.

Chất liệu vải voan đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng lụa. Sau đó, chúng được dệt bằng cotton theo phương thức thủ công và dùng để sản xuất rèm cửa.

Năm 1938 được coi là bước ngoặt của dòng vải này với sự ra đời của voan nylon. Tới năm 1958, các nhà sản xuất đã nghiên cứu thành công vải voan polyester. Chúng được phổ biến vô cùng rộng rãi trên toàn thế giới. Giá thành của chúng khá rẻ nên chiếm được cảm tình của rất nhiều người tiêu dùng.

Vải voan không được biến tấu với nhiều kiểu dáng, mẫu mã đa dạng. Đặc điểm của vải voan ở các dòng khá tương đồng nên nhà thiết kế sẽ không phải đắn đo quá nhiều về chất liệu mà vẫn mang lại hiệu quả mong muốn.

Quy trình sản xuất vải voan

Các sợi ngang và sợi dọc được lựa chọn để sản xuất vải voan có trọng lượng tương tự nhằm đảm bảo chất lượng đồng đều trên toàn bộ mặt vải. Sau quá trình chọn lựa và sơ chế, chúng được dệt để tạo chất voan mỏng, mềm mại. Các sợi vải khi này được xoắn nhẹ giúp vải dễ dàng co giãn theo nhiều hướng khác nhau.

Khi tấm vải được hoàn thành, người thợ đặt lên bề mặt tấm vải một mặt phẳng trơn để liên kết chặt chẽ các đường khâu thêm phần hoàn hảo. Tiếp đó, hai tấm giấy được sử dụng để kẹp và giữ chúng lại đảm bảo khâu cắt vải diễn ra thuận lợi.

Sau khi cắt xong, thành phẩm được tách nhẹ nhàng ra khỏi chúng. Lúc này, vải voan có thể được đem đi tiêu thụ hoặc chuyển trực tiếp sang khâu thiết kế.

Đặc điểm của chất liệu vải voan

Ưu điểm của vải voan

Thoải mái khi mặc

Đặc điểm nổi trội của loại vải này là độ đổ cao. Nhờ vào đó, trang phục sử dụng chất liệu voan luôn xuống khi mặc nên rất thích hợp với dáng suông. Nhờ vậy, vải voan sẽ tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái, không ôm sát cơ thể tạo sự thanh lịch, tao nhã cho người dùng.

Thoáng mát

Chất liệu vải voan vốn đã có độ mềm mại, mỏng manh tạo nên khí chất riêng biệt thu hút mọi ánh nhìn. Kết cấu đặc biệt tạo sự thông thoáng, mát mẻ đặc biệt ở nền nhiệt cao. Đây được coi là chất vải yêu thích cho mùa hè được các chị em cực kỳ yêu thích.

Thiết kế linh hoạt

Vải voan luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà tạo mẫu. Chất liệu có thể nói là thiên biến vạn hóa nhất trong các dòng vải phổ biến. Dù đơn giản hay lộng lẫy, hiện đại hay cổ điển, chúng đều phù hợp với mọi kiểu dáng, kích thước. Thiết kế sử dụng chất vải này cũng rất đa dạng từ váy dài, chân váy, áo sơ mi, rèm cửa, váy cưới,...

Đặc biệt, mọi sản phẩm từ vải voan đều tạo nên nét nữ tính, dịu dàng. Vẻ đẹp bay bổng của nó chính là điểm thu hút nhất đối với mọi cô gái. Bạn có thể sử dụng nó để đi chơi, dự tiệc, mặc ở nhà đều được.

Không nhàu nát

So với các loại vải khác, vải voan không bị nhăn, nhàu dù được sử dụng trong một thời gian dài. Khi ngồi lên hoặc vò giặt, bạn sẽ không phải lo lắng về việc tạo thành nếp gấp. Hơn thế nữa, vải voan rất mỏng, nhẹ nên chóng khô. Đây chính là giải pháp hoàn hảo cho những cô nàng công sở bận rộn không có nhiều thời gian để là ủi mà vẫn đảm bảo được phom dáng đẹp cho trang phục.

Hạn chế của vải voan

Quá mỏng

Trọng lượng nhẹ, mỏng của voan đôi khi cũng là nhược điểm đối với người mặc. Loại vải xuyên thấu nhiều khi quá mỏng, nếu không có lớp áo bên trong có thể gây phản cảm.

Dễ cháy

Chất vải voan cực kỳ dễ cháy, đặc biệt là loại vải làm từ nylon. Đây chưa bao giờ là chất liệu được sử dụng làm thành phần chính cho quần áo trẻ em. Tính cách hiếu động, thích chạy nhảy của chúng có thể khiến quần áo bắt lửa lúc nào không hay đâu.

Co giãn kém

Mỗi loại voan đều có tính chất khác nhau. Nhìn chung, vải voan thường được làm từ nguyên liệu nhân tạo nên độ co giãn kém. Vì vậy, chúng không được dùng để thiết kế những trang phục ôm dáng. Các trang phục có kích thước lớn, free size thường trông khá lùng bùng, xuề xòa.

Nhanh bám bụi

Vết bẩn bám vào vải voan luôn là vấn đề nhức đầu có các cô nàng. Những vết bẩn cứng đầu sẽ bám vĩnh viễn trên bề mặt nếu không được làm sạch nhanh chóng. Hãy bảo quản cẩn thận để tránh khâu giặt giũ phiền phức nhé.

Khó tạo kiểu

Vải voan có đặc tính trơn, khả mỏng. Trong khâu thiết kế, tấm vải thường khác khó giữ khiến người thực hiện dễ bị cắt hỏng, lệch. Kỹ thuật cắt may của chúng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn từ người thiết kế.

Thêm đó, các đường may rất dễ bục sờn do độ mỏng của vải voan. Người thực hiện cần dùng 1 đường chỉ, vắt sổ hoặc trang bị thêm lớp bọc viền để đảm bảo chất lượng hoàn hảo cho sản phẩm.

Cách phân biệt vải voan với chiffon

Có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 loại vải này vì chúng có cùng nguồn gốc từ lụa. Tuy nhiên, chúng có cách dệt khác nhau nên được gọi với 2 cái tên khác nhau.

So với voan, chiffon mỏng, dễ rách hơn nhiều. Sự liên kết giữa sợi ngang và sợi dọc rất lỏng lẻo nên chúng rất dễ tước sợi. Việc rút sợi vải này không hề khó. Ngược lại, kết cấu của voan chắc chắn hơn, khó xé và rút sợi hơn rất nhiều

Phân loại vải voan

Tùy theo mục đích sản xuất, vải voan có thể được pha trộn với các loại sợi khác nhau để tối ưu tính năng sản phẩm. Các loại vải voan phổ biến trên thị trường bao gồm voan lụa, voan cotton, voan kính, voan lưới, voan tơ, voan nhung, voan thun, voan cát, voan xốp,...

Dòng vải voan kết hợp với họa tiết thêu rất chiếm được trái tim của rất nhiều cô gái. Nó có thể được sử dụng để làm trang phục hoặc sản xuất rèm cửa. Đây được coi là loại vải yêu thích nhất của giới quý tộc châu Âu.

Ứng dụng của chất liệu vải voan

Ứng dụng trong thời trang

Vải voan được sử dụng rộng rãi trong ngành dệt may như váy maxi, váy bà bầu, váy công chúa,... Đồng thời, vải cũng thích hợp với các phụ kiện bao gồm ruy băng, khăn choàng, đồ lót. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho các cô nàng gầy vì chúng có độ rủ mềm mại giúp thân hình trở nên đẫy đà, cân đối hơn.

Với những bộ quần áo này, chi tiết phồng, cổ bèo thường được sử dụng để tạo điểm nhấn cho trang phục voan suông. Các nhà thiết kế thường hạn chế sử dụng hoa văn quá lớn hoạt tiết cầu kỳ, rườm rà.

Chẳng cô dâu nào thể từ chối được bộ vày lộng lẫu được làm từ vải voan. Vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh nhã được biến tấu thành vô số kiểu dáng trang phục thanh lịch, quyến rũ, lộng lẫy, lãng mạn, hiện đại. Đồng thời, vải voan đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện các bước nhảy uyển chuyển cho màn trình diễn của các vũ công thêm phần ấn tượng.

Ngoài ra, voan cũng được ứng dụng trong rất nhiều trang phục truyền thống ở các nước châu Phi, áo dài Việt Nam, váy bồng trong giới quý tộc châu Âu, Sarees của Ấn Độ, Hanbuk Hàn Quốc, Kỳ Bào Trung Hoa,...

Ứng dụng trong đồ mĩ nghệ

Vì đặc điểm mềm mại, trọng lượng nhẹ nên vải được chọn để làm đồ thủ công đẹp mắt. Bạn có thể sử dụng chúng để trang trí cho ngôi nhà thân yêu của mình.

Sản xuất rèm cửa

Chất vải voan là sự lựa chọn hoàn hảo để tạo không gian thoáng đãng, mềm mại hơn so với nhiều chất liệu khác. Vẻ đẹp lộng lẫy làm nổi bật khung cửa khiến căn phòng trở nên sang trọng, cao cấp hơn.

Hướng dẫn bảo quản chất liệu vải voan

Vải voan không khó giặt. Bạn có thể lựa chọn giữa việc giặt bằng máy hoặc bằng tay. Cần lưu ý những đặc điểm sau để công đoạn giặt đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Để tránh tình trạng rách áo, bạn nên cởi hết khuy áo trước khi cho vào máy giặt.
  • Không ngâm trang phục voan trước khi giặt.
  • Giặt voan với sữa tắm hoặc dầu gội để tránh trường hợp phai màu.
  • Sử dụng móc treo gỗ hoặc vải bọc để không làm vải đổi màu. Lưu ý, móc sắt có thể làm vải bị rách, hỏng.
  • Với loại vải voan co giãn, móc ngang trang phục và lật mặt trái vải.
  • Không phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.
  • Sau khi quần áo khô hoàn toàn, bạn nên bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh trường hợp ẩm mốc. Việc bảo quản quá lâu sẽ khiến vải nhanh hỏng vì vậy hãy sử dụng nó thường xuyên nhé.
  • Trong trường hợp may vá, hãy kẹp chúng giữa 2 mặt giấy để cố định mặt vải.
  • Nên giữ vải chắc chắn và ổn định để không làm vải bị co lại làm hỏng toàn bộ chất liệu.

Nguồn: https://demxanh.com/vai-voan.html